Trước đó, Văn Hậu tái phát chấn thương sụn chêm, và hậu vệ này phải phẫu thuật, nghỉ từ 3-5 tháng. Ban đầu, thầy Park vẫn muốn cầu thủ CLB Hà Nội lên tuyển để có điều trị tốt nhất, tuy nhiên sau khi trao đổi với ban lãnh đạo đội bóng Thủ đô, đã quyết định thôi không gọi cậu học trò cưng.
Ngoài Văn Hậu, danh sách tuyển Việt Nam còn thiếu Công Phượng. Cầu thủ này sau khi làm lễ cưới ở Nghệ An, đã không kịp hội quân đúng hẹn trên tuyển vì chuyến bay từ Vinh ra Hà Nội đổi chuyến. Dự kiến tối 6/12 Công Phượng mới có mặt ở tuyển Việt Nam.
Một số hình ảnh buổi tập chiều 6/12 của tuyển Việt Nam:
Trước buổi tập đầu tiên của tuyển Việt Nam, Phó Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã động viên và giao nhiệm vụ cho thầy trò HLV Park Hang Seo |
Tuyển Việt Nam gửi lời chúc mừng sớm năm mới: "Chúc mừng năm mới, vạn sự như ý" |
Ngay sau đó các cầu thủ bước vào bài khởi động |
Sau khi V-League kết thúc, các cầu thủ Việt Nam có khoảng thời gian khá giải nghỉ ngơi, vì thế thế tất cả đã được kiểm tra thể lực |
Quế Ngọc Hải là thủ quân tuyển việt Nam |
Kể từ AFF Cup 2018, Văn Quyết mới trở lại ĐTQG
|
Xuân Trường cùng các tuyển thủ Việt Nam bước vào bài tập chiến thuật |
Quang Hải là một trong những học trò luôn được thầy Park kỳ vọng cao nhất |
Tuấn Anh nỗ lực ghi điểm |
HLV Park Hang Seo nhấn mạnh tuyển Việt Nam có nhiều mục đích trong đợt tập trung này, và ông mong các học trò làm tốt nhất các nhiệm vụ. |
S.N
" alt=""/>Cận cảnh buổi tập đầu của tuyển Việt Nam năm 2020Đáng chú ý, Y. đã để lại thư tuyệt mệnh và uống thuốc tự tử ngay nhà vệ sinh của trường để chứng minh mình không phạm lỗi.
![]() |
Y. đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2 |
Vẫn xúc động mạnh
Y. được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu trong tình trạng đau đầu, hồi hộp, buồn nôn, chóng mặt, hoảng loạn, khóc nhiều…
Thuốc mà em Y. sử dụng là nhóm thuốc trị hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Sau khi xác định uống thuốc quá liều, Y. đã được bác sĩ sử dụng kháng sinh, than hoạt tính để thải độc. Hiện sau 3 ngày nhập viện, sức khỏe Y. đã ổn định, tỉnh táo, tiếp xúc tốt.
Tuy nhiên, Y. vẫn xúc động mạnh và khóc khi nhớ lại mọi chuyện. Y. kể, vì bị hen suyễn và không muốn quá căng thẳng khi học lớp chọn nên dù 9 năm liền là học sinh giỏi nhưng khi lên lớp 10 em và gia đình xin học lớp trung bình.
Theo Y., lớp có số nhỏ nhất là lớp yếu nhất (có 7 lớp 10 từ 10A1 đến 10A7) thì Y. học lớp 10A4 là lớp trung bình.
Tại trường có tổ chức học phụ đạo, yêu cầu học sinh đăng ký các môn học. Tuy nhiên, vì sức khỏe Y. chỉ đăng ký học môn tiếng Anh và có xin cô giáo chủ nhiệm.
“Khi đóng tiền học thì cô thủ quỹ khó chịu và nói sẽ báo lên ban giám hiệu để xử lý. Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm có gặp và nói dù học một môn cũng phải đóng tiền tất cả các môn học và mời phụ huynh lên làm việc”, Y nhớ lại.
Theo Y., cô giáo hay đập bàn và lớn tiếng khi nói chuyện với em nhưng khi gặp gia đình lại thay đổi thái độ. Chính vì vậy, gia đình đã yêu cầu Y. xin lỗi và nhận sai. Sợ không ai tin mình, Y. đã dùng điện thoại ghi âm để làm bằng chứng.
Sau đó, Y. cho biết, ở trong lớp Y. bị tách khỏi các bạn hay trò chuyện cùng mình. Bên cạnh đó, cô giáo chủ nhiệm thỉnh thoảng lên lớp nói dạng ám chỉ có một bạn trong lớp gây ảnh hưởng mất đoàn kết.
Cảm thấy uất ức, Y. đã về nhà nói với ba mẹ để lên làm việc với thầy hiệu trưởng nhưng sau khi trình bày lý do, thầy yêu cầu em viết bản cam kết, cuối năm phải là học sinh giỏi.
“Sau đó vài ngày, khi đi học cô hiệu phó hỏi sao em không viết kiểm điểm nhưng em không biết em đã làm gì sai. Em hỏi lại thì cô la lớn là em đã ghi âm giáo viên rồi bỏ đi”, Y kể lại.
Đến tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối tuần, Y được cô giáo phát tờ thông báo kỷ luật vì ghi âm giáo viên và gây hiểu nhầm trong quan hệ nhà trường và gia đình vì phản ánh không đúng sự thật, dù gia đình nhận ra lỗi của Y. nhưng Y thì ngược lại. Đồng thời, cô giáo còn yêu cầu em viết bản tự kiểm điểm để đọc trước toàn trường trong giờ chào cờ vào thứ 2.
“Tìm cái chết để chứng minh không sai’
Tuy nhiên, vào thứ 2, vì đi khám bệnh nên Y. xin nghỉ học. Đến khi về nhà thì được các bạn thông báo, em bị nêu tên dưới cờ vì những lý do trên và phải học lại bài học đạo đức, phạt lao động 4 tuần. Nhưng đến khi nhận tờ thông báo kiểm điểm chỉ còn 2 tuần, Y. chia sẻ.
![]() |
'Em tìm cái chết để chứng minh mình không sai' |
Vì lo lắng và sợ hãi phải đọc bản kiểm điểm trước toàn trường nên Y. lên cơn hen suyễn. Khi vào nhà vệ sinh, em lấy thuốc uống nhưng nghĩ lại mọi chuyện em không dám gặp ai, không biết phải đối diện với mọi người như thế nào nên đã uống hết vỉ thuốc để tìm đến cái chết nhằm chứng minh mình không làm sai.
“Em không biết mỗi ngày khi đến trường mọi người sẽ nhìn em như thế nào vì nếu đọc bản kiểm điểm trước toàn trường thì các phụ huynh khác sẽ về hỏi ba mẹ em nữa. Em không muốn ba mẹ phiền lòng, muốn các cô thay đổi suy nghĩ nên em đã viết thư kể lại sự việc rồi uống thuốc”, Y vừa kể vừa khóc.
Chăm sóc em gái tại bệnh viện, chị L.T.N.M cho biết, sau khi biết được sự việc Y. sẽ bị nêu tên trước giờ chào cờ, gia đình cũng có ý định chuyển trường cho em nhưng chưa kịp thì Y. đã nghĩ quẩn làm việc dại dột.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hồng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, sáng nay (7/12) bé Y. sẽ được bác sĩ khám lại tâm lý, nếu tình trạng ổn, Y. sẽ được xuất viện trong hôm nay. Đồng thời, sẽ hướng dẫn người nhà cách chăm sóc, trò chuyện để bé giải tỏa áp lực.
Tuy nhiên bác sĩ Hồng cũng lưu ý, với những trường hợp như bé Y., phụ huynh cần theo sát vì các bé có xu hướng tự tử trở lại.
Liên Anh
Nữ sinh lớp 10 ở An Giang được cho là uống thuốc tự tử vì uất ức trong xử lý vi phạm của nhà trường. Phía nhà trường thừa nhận có sai sót, dùng từ gây hiểu nhầm với nữ sinh này.
" alt=""/>Nữ sinh nghi tự tử ở An Giang: 'Em không dám đến trường nữa'